Cách Điều Trị

Cách Điều Trị

Bệnh Gout Có rất nhiều phương pháp điều trị, mỗi phương pháp đều có điểm lợi và hại riêng hãy tìm hiểu để chọn phương pháp phù hợp nhất cho bạn!

Theo thống kê của Viện Gút, 60% bệnh nhân khi đến khám tại đây đều đã chuyển sang giai đoạn gút mạn tính, xuất hiện nhiều cục tophi, khớp biến dạng, các chức năng gan – thận suy giảm mạnh…

Tăng acid uric – nguyên nhân gốc rễ gây bệnh gút

Gút là một bệnh viêm khớp gây ra bởi nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Nguyên nhân của sự tích tụ quá nhiều acid uric có thể do rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể.

Axit uric là một chất thừa, sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Ngoài ra, acid uric cũng là sản phẩm sau cùng của chuyển hoá purine. Do đó việc thường xuyên hấp thu các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt bò, hải sản, nội tạng, thịt gà…), cũng sẽ chuyển hóa thành axit uric. Bên cạnh đó, các thức uống có cồn như rượu bia có kích thích sản sinh men xanthine oxidase, gây tăng sản xuất acid uric.

De-chua-khoi-han-benh-gut-phai-dieu-tri-tu-goc-nguyen-nhan-gay-benh-1

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purine làm gia tăng hàm lượng acid uric – Ảnh minh họa internet.

Thông thường, acid uric được thải loại 80% qua đường nước tiểu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi acid uric tạo ra quá nhiều hoặc chức năng thận có vấn đề khiến acid uric không được loại thải hết, bị giữ lại trong máu, sẽ lắng đọng trong các mô, thường là ở các khớp và gây ra bệnh gút. Ngoài bệnh gút, acid uric còn có thể lắng đọng ở tim gây ra bệnh tim mạch, ở thận gây ra suy thận, ở đường niệu gây ra sỏi thận.

Bình thường, lượng axit uric trong máu luôn được giữ ở mức ổn định với nồng độ ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít), ở nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Do vậy, khi nồng độ axit uric máu vượt qua giới hạn trên đi kèm với các triệu chứng đau khớp thường được chẩn đoán là mắc bệnh gút.

Hạ acid uric – Giải pháp điều trị bệnh gút từ gốc

Bệnh gút được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó gây ra những cơn đau đột ngột dữ dội kèm theo sưng đỏ, nóng rát ở khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối… Dù không xuất hiện thường xuyên nhưng mỗi khi cơn đau gút xuất hiện lại khiến người bệnh đứng ngồi không yên, có cảm giác như hàng trăm, hàng ngàn mũi kim đâm vào, vô cùng đau đớn và khó chịu.

Chính bởi đặc tính cơn đau như vậy nên khi bị gút nhiều người thường tìm cách khống chế viêm khớp gút cấp bằng các loại thuốc giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, mới xử lý được phần ngọn, chưa giải được gốc rễ nguyên nhân gây bệnh gút nên sớm muộn gì bệnh gút cũng tái phát và biến chuyển nặng hơn.

De-chua-khoi-han-benh-gut-phai-dieu-tri-tu-goc-nguyen-nhan-gay-benh-2

Bệnh gút nếu không điều trị sớm sẽ hình thành các hạt tophi (tinh thể urat) gây biến dạng khớp – Ảnh minh họa Internet.

Để điều trị bệnh gút dứt điểm, giảm thiểu tối ưu nguy cơ tái phát, quan trọng nhất là cắt đứt cơn đau gút cấp kết hợp với xử lý căn nguyên gây bệnh, tức là phải hạ acid uric về mức bình thường. Hiện nay, có 2 nhóm thuốc dùng để giảm acid uric trong máu là nhóm thuốc tăng thải acid uric trong máu và nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric.

Nhóm thuốc tăng thải axit uric có thuốc Probenecid (250mg-3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron… Nhược điểm của nhóm thuốc này là không dùng cho người cao tuổi, người bị suy thận, sỏi thận, và gút mạn có hạt tophi.

Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric sử dụng thuốc allpourinol để điều trị. Đây là một chất ức chế men xanthine oxidase, có tác dụng chống tổng hợp acid uric. Mặc dù có tác dụng điều trị gút khá tốt nhưng allopurinol cũng có thể gây nên những phản ứng không mong muốn như dị ứng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, viêm gan nhiễm độc, thay đổi chức năng gan…

Bên cạnh đó, hiện nay còn có một số dược liệu thiên nhiên đã được nghiên cứu lâm sàng có khả năng ức chế men xanthine oxidase, giúp giảm acid uric trong máu, hỗ trợ điều gút hiệu quả mà hoàn toàn không gây phản ứng phụ cho cơ thể. Tiêu biểu là dây gắm và tía tô, 2 dược liệu đã được các chuyên gia của ĐH Y Dược Tp. HCM nghiên cứu lâm sàng, chứng minh công dụng và công bố trong đề tài “Sàng lọc tác dụng hạ acid uric máu của một số dược liệu thu hái tại các tỉnh phía nam Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu này do ThS.Trịnh Túy An cùng PGS.TS Huỳnh Ngọc Thụy thuộc Bộ môn dược liệu thực hiện và đã đạt giải nhì Nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2016.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập và khảo sát 55 bộ phận từ 21 dược liệu, thử nghiệm dược lý trên chuột, đo cụ thể nồng độ acid uric giảm được và đưa ra kết luận cuối cùng là dược liệu dây gắm (Gnetum Montanum) cho tác dụng tốt nhất so với các dược liệu khác trong việc giảm acid uric. Ngoài ra, dược liệu tía tô, bộ phận thân và lá (Perilla Frutescens) cũng cho tác dụng giảm acid khá tốt (xem thêm chi tiết đề tài nghiên cứu tại đây).

Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu – Phát triển Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản công bố vào năm 1990 cũng cho thấy tía tô có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, giúp giảm acid uric hiệu quả.

Hiểu được tính cấp thiết của đề tài trong thực trạng bệnh gút ngày càng gia tăng và khó điều trị dứt điểm do tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược, ĐH Y Dược Tp.HCM đã quyết định chuyển giao công thức độc quyền cho Công ty Natural để điều chế viên uống GÚTBYE. Viên uống GÚTBYE chứa thành phần chính là dây gắm và tía tô giảm acid uric, hỗ trợ hạn chế ngừng các cơn gút cấp tái phát cũng như giảm thiểu bệnh gút biến chuyển thành mạn tính có hạt tophi, sỏi thận, suy thận… Hiện nay, viên uống GÚTBYE là sản phẩm hỗ trợ điều trị gút đầu tiên được Cục An toàn Thực phẩm duyệt chỉ định hạ acid uric.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *