Gút bye: giải pháp an toàn giúp giảm acid uric bằng dược liệu tự nhiên

Gút bye: giải pháp an toàn giúp giảm acid uric bằng dược liệu tự nhiên

Gút bye là sản phẩm viên uống đột phá mới đầu tiên trong công nghệ điều trị Gút bằng dược liệu được bộ Y tế duyệt chỉ định hạ uric acid máu, giúp bệnh nhân điều trị gút an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trước thực trạng, tỷ lệ bệnh nhân bị gút ngày càng gia tăng và trẻ hoá, việc sử dụng các loại thuốc điều trị phổ biến như Allopurinol, Colchicine… dù hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tác dụng phụ lên sức khoẻ người dùng, năm 2006, một nhóm các chuyên gia đến từ Đại Học Y Dược TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhằm tìm ra biện pháp thay thế trong điều trị gút bằng dược liệu, với hy vọng có thể điều trị thành công bệnh gút theo hướng an toàn và hiệu quả nhất.Gút bye: giải pháp an toàn giúp giảm acid uric bằng dược liệu tự nhiên

Một chuyên đề được thực hiện với tên gọi “Sàng lọc tác dụng hạ acid uric (axit uric) máu của một số dược liệu thu hái tại các tỉnh phía nam Việt Nam” do ThS.Trịnh Túy An cùng PGS.TS Huỳnh Ngọc Thụy báo cáo thành công và gây ấn tượng mạnh với giải nhì tại nghiên cứu khoa học toàn quốc cùng năm. Chuyên đề cho kết quả, cao dây gắm gắm và cao tía tô là 2 loại dược liệu tiềm năng nhất trong điều trị gút thông qua việc giảm acid uric (axit uric) huyết thanh bằng cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase.

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chọn lựa cây thuốc, các cao phân đoạn có tác dụng hạ mức acid uric (axit uric) hiệu quả nhất trên 21 mẫu dược liệu thuộc 7 họ thực vật thu hái từ các tỉnh phía nam Việt Nam kéo dài từ tháng 8 – 11 năm 2015, nhằm mở ra hướng đi mới trong điều trị Gút thông qua cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase.

Các mẫu thu hái này sau đó sẽ được tiến hành xác định loài, xử lý sơ bộ, mã hoá và lưu mẫu trong môi trường dung môi lý tưởng tại Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP.HCM.

Từ 55 bộ phận dùng của 21 dược liệu, thu được 165 mẫu cao chiết ở dạng cắn khô. Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthine oxidase của 165 mẫu cao chiết ở các nồng độ mẫu thử 1; 0,5; 0,25 mg/ml và 0,125 mg/ml.

Kết quả sàng lọc cho thấy mẫu cao cồn thân Gắm lá rộng (Gnetum latifolium) thu hái tại Kiên Giang cho tác dụng ức chế xanthine oxidase mạnh nhất trong các cao phân đoạn (43,12% ± 0,05 ở nồng độ 125 g/ml) với IC50 = 190,54 g/ml (3).

Quá trình nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng cao dây gắm cho kết quả gần tương đương với tác dụng giảm acid uric (axit uric) máu của allopurinol ở lô đối chiếu là 55,03%. Sau 14 ngày áp dụng phác đồ điều trị, cao dây gắm thử nghiệm ở liều 150 mg/kg cho tác dụng hạ acid uric (axit uric) máu mạnh hơn allopurinol ở lô đối chiếu (giảm 55,87%).

Gút bye: giải pháp an toàn giúp giảm acid uric bằng dược liệu tự nhiên

Cao phân đoạn chloroform từ cao cồn toàn phần thân Gắm lá rộng liều 150 và 100 mg/kg đường uống có tác dụng cấp hạ acid uric (axit uric) máu và dự phòng tăng acid uric (axit uric) máu khi điều trị theo phác đồ nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến thể trạng chung của chuột thí nghiệm.

Bên cạnh đó, một loạt các nghiên cứu quốc tế khi tiến hành trên lá tía tô cũng cho kết quả làm giảm uric acid máu hiệu quả. Các nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu – Phát triển Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản từng báo cáo và công bố kết quả vào năm 1990 cho thấy thành phần hoạt chất trong tía tô có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase(1).

Gút bye: giải pháp an toàn giúp giảm acid uric bằng dược liệu tự nhiên

Ảnh hưởng của chất chiết xuất từ lá tía tô lên nồng độ acid uric (axit uric) huyết thanh ở chuột thí nghiệm

Một công trình nghiên cứu gần đây vào năm 2015 về tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. (Lamiaceae) cũng cho thấy các hoạt chất trong chiết xuất n-butanol của lá như caffeic acid, vinyl caffeate, rosmarinic acid, methyl rosmarinate và apigenin có tác dụng rất tốt và được sử dụng như một tác nhân mới trong điều trị tăng acid uric (axit uric) máu(2).

Do đó, các chuyên gia tại Đại học Y Dược TP.HCM đã quyết định tiến hành chuyển giao công nghệ độc quyền này cho công ty Natural Link nhằm ứng dụng thực tiễn cho việc sản xuất ra viên uống Gút bye – một sản phẩm viên uống đặc trị bệnh gút bằng sự kết hợp của 2 dược liệu chính là cao dây gắm và cao lá tía tô, đánh giá là giải pháp thay thế lý tưởng cho việc dùng Allopurinol, Colchicine hay các dạng thuốc giảm viêm không steroid khác (NSAIDs).

So với các phương pháp điều trị khác, Gút bye được đánh giá là mang đến giải pháp tiềm năng và an toàn hơn nhờ chỉ sử dụng 2 thành phần dược liệu đã được chứng minh có khả năng hạ acid uric (axit uric) hiệu quả, không gây độc tính hay tác dụng phụ, có thể giúp cải thiện các bệnh liên quan đến acid uric (axit uric) cao như suy thận, sỏi thận, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp…  

Gút bye còn được đánh giá là dễ sử dụng cho mọi trường hợp bệnh nhân với các điều kiện sức khoẻ khác nhau, người cao tuổi, người đang điều trị bệnh bằng thuốc khác, người có khả năng dung nạp thuốc kém, người có cơ địa nhạy cảm… Việc sử dụng duy trì lâu dài Gút bye nhờ đó cũng an toàn hơn, giúp giảm tối đa nguy cơ tái phát gút trong tương lai.

Thực tế sử dụng thuốc chữa bệnh Gút bye sau 1 tháng, bệnh nhân giảm rõ rệt các triệu chứng điển hình của bệnh gút (gout) như sưng đau, nóng rát, đỏ tấy ở các khớp. Duy trì đều đặn trong 1 – 2 tháng tiếp theo, tùy từng tình trạng cụ thể, bệnh gút (gout) có thể sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

Sử dụng thuốc chữa bệnh gút (gout) Gút bye còn được đánh giá cao vì không chỉ giúp giải quyết những cơn đau gút (gout) cấp tính hiệu quả, an toàn, mà còn hạn chế nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, suy thận mạn, viêm mạch máu, xơ vữa động mạch…

Tài liệu tham khảo

  1. Two new potent inhibitors of xanthine oxidase from leaves of perilla frutescens britton var. acuta kudo, Volume 38 (1990) Issue 6 Pages 1772-1774
  2. Bioassay-Guided Isolation and Identification of Xanthine Oxidase Inhibitory Constituents from the Leaves of Perilla frutescens, Molecules 20(10):17848-17859 · October 2015
  3. Trịnh Tuý An, Huỳnh Ngọc Thuỵ, “Sàng lọc tác dụng hạ acid uric (axit uric) máu của một số dược liệu thu hái tại các tỉnh phía nam Việt Nam”, 2016